Thế kỷ 21 bắt đầu với một loạt những câu hỏi về tính bảo mật và khả năng thật sự của công nghệ nhận diện khuôn mặt. Bị tác động bởi vô số những báo cáo cho rằng dữ liệu nhận diện khuôn mặt có thể đang bị sử dụng cho các mục đích xấu, một trào lưu cấm chính phủ sử dụng công nghệ này đã nổ ra và phát triển mạnh mẽ. Tính đến nơi, có tới bảy thành phố ở Mỹ – San Francisco, Oakland và Berkeley ở California, và Brookline, Somerville, Northampton, và Cambridge ở Massachusetts – đã cấm chính phủ sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Toàn bộ bang California cũng đã thông qua lệnh cấm 3 năm về việc sử dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt trên Camera rà soát cơ thể của cảnh sát. Một phần của sự phản đối bắt nguồn từ ý kiến rằng người dân không muốn cảnh sát có khả năng theo dõi, định vị vị trí hoặc tìm hiểu danh tính của những người tham gia biểu tình.
“Bình minh” của công nghệ Nhận diện khuôn mặt – những năm 1960
Những người tiên phong đầu tiên về công nghệ nhận diện khuôn mặt là Woody Bledsoe, Helen Chan Wolf và Charles Bisson. Năm 1964 và 1965, Bledsoe cùng với Wolf và Bisson bắt đầu sử dụng máy tính để nhận diện khuôn mặt con người. Do kinh phí của dự án được bắt nguồn từ một cơ quan tình báo giấu tên, phần lớn công việc đều không được công bố. Tuy nhiên, sau này người ta tiết lộ rằng hầu hết các công việc đều liên quan đến việc đánh dấu bằng tay các điểm khác nhau trên khuôn mặt như tâm mắt, miệng, v.v. Khoảng cách giữa các điểm mốc cũng được tự động tính toán và so sánh giữa các hình ảnh khác nhau để xác định danh tính.
Bắt đầu quá trình nâng cao độ chính xác của công nghệ – những năm 1970
Tiếp tục từ công việc ban đầu của Bledsoe, vào năm 1970, Goldstein, Harmon và Lesk đã mở rộng phạm vi của công việc bằng cách phân tích những đặc điểm cụ thể như màu tóc, độ dày của môi để phục vụ cho công việc nhận diện khuôn mặt.
Chương trình FERET – những năm 1990/2000
Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DAPRA) và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) đã triển khai chương trình Công nghệ Nhận diện Khuôn mặt (FERET) vào đầu những năm 1990 để khuyến khích thị trường của công nghệ này. Dự án liên quan đến việc tạo ra một cơ sở dữ liệu về hình ảnh khuôn mặt. Trong bộ thử nghiệm, có tới 2.413 ảnh tĩnh đại diện cho 856 người. Chương trình này là bước ngoặt lớn cho công nghệ nhận diện khuôn mặt và những ngành nghề liên quan tới nó.
Truyền thông xã hội – 2010 – Hiện tại
Trở lại những năm 2010, Facebook đã bắt đầu triển khai chức năng nhận diện khuôn mặt giúp xác định những người xuất hiện trong ảnh đăng Facebook. Tính năng này lập tức gây tranh cãi với các phương tiện truyền thông tin tức, làm dấy lên một loại các bài viết liên quan đến quyền riêng tư cá nhân. Tuy nhiên, người dùng Facebook nói chung dường như không bận tâm tới điều này và mỗi ngày, hơn 350 triệu ảnh được đăng tải và gắn thẻ mỗi ngày.
Iphone X – 2017
Công nghệ nhận diện khuôn mặt ngay sau đó đã được ứng dụng nhiều hơn vào các thiết bị thông minh trong cuộc sống. Cụ thể, công nghệ này đã được sử dụng thay cho khóa mở điện thoại. FaceID ngay lập tức trở thành từ khóa hot nhất, và là chìa khóa khiến Iphone X bán chạy hơn bao giờ hết.
Tương lai của công nghệ nhận diện khuôn mặt
Bước vào năm 2021, công nghệ nhận diện khuôn mặt đang phát triển ở tốc độ chóng mặt và việc sử dụng công nghệ này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Một số ngành nghề sử dụng công nghệ này bao gồm:
Sử dụng công nghệ này một cách chính xác có thể tạo ra những khác biệt to lớn cho cuộc sống của chúng ta.
Để trải nghiệm và yêu cầu Demo giải pháp, xin vui lòng liên hệ